Thiết kế Nội thất là ngành rất quan trọng trong đời sống của mỗi người, sau những giờ làm việc căng thẳng bạn trở về ngôi nhà của mình được trang trí đẹp mắt và ấm cúng mọi căng thẳng mệt mỏi sẽ nhanh chóng tan biến.
---------------------------------------
Mục tiêu (PO) và chuẩn đầu ra (PLOS) - CTĐT Ngành Thiết kế Nội thất
Đề cương chi tiết - CTĐT Ngành Thiết kế Nội thất
Bản đặc tả chương trình đào tạo K27 - Ngành Thiết kế Nội thất
Bản đặc tả chương trình - Cử nhân Thiết kế nội thất - K29
Triết lý giáo dục ngành Thiết kế Nội thất - trường ĐH Văn Lang
Brochure giới thiệu ngành Thiết kế Nội thất - trường ĐH Văn Lang
Brochure giới thiệu ngành Thiết kế Nội thất - trường ĐH Văn Lang - 2023
Mục tiêu (PO) và chuẩn đầu ra (PLOS) - CTĐT Ngành Thiết kế Nội thất (K29)
Quyết định 1601 - Ban hành CTDT ngành Thiết kế nội thất TS2023
Triết lý giáo dục - Trường Đại học Văn Lang
---------------------------------------
Ngành Thiết kế Nội thất là người bạn đồng hành không thể thiếu của ngành Kiến trúc bởi một công trình ngoài quy mô hoành tráng, hình khối độc đáo và kiểu dáng hiện đại thì nội thất bên trong của công trình đó cũng quyết định một phần thẩm mỹ của công trình. Nói một cách khác, người thiết kế nội thất là cánh tay nối dài trong việc hoàn thiện và thổi sự sống vào cho công trình của các kiến trúc sư.
Theo thống kê của VietnamWorks, những năm gần đây, Thiết kế Nội thất là ngành có nhu cầu nhân lực tăng trưởng nhanh nhất, hoạt động thiết kế nội thất ngày càng trở nên chuyên nghiệp. Thống kê của các trang việc làm cho thấy mức lương khởi điểm đối với sinh viên tốt nghiệp Thiết kế nội thất dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Đối với những sinh viên giỏi ngoại ngữ, có thể nhận mức lương tại công ty nước ngoài từ 700 – 1.000USD/tháng. Riêng với cấp quản lý trong ngành này, mức lương lên đến 2.000 – 3.000USD/tháng.
Học Thiết kế Nội Thất có gì thú vị?
Mặc dù không tham gia vào công tác thiết kế vào công trình nhưng người thiết kế nội thất là người biến không gian của công trình đó chỉ với 4 bức tường và những khung cửa sổ thành một nơi đầy đủ tiện nghi những lại phải hài hòa giữa màu sắc, đồ vật và không gian.
Sự hài lòng của gia chủ chính là thước đo cho thành công của công trình đó. Vì thế, bạn cần phải là người biết hài hòa giữa những yếu tố kĩ thuật của màu sắc, phong thủy, đồ dùng và sự yêu cầu của chủ nhân công trình đó.
Tố chất phù hợp với ngành Thiết kế Nội thất?
- Đam mê và nghiêm túc với nghề là yếu tố tiên quyết nhất để bạn theo đuổi nghề nghiệp đầy tính cạnh tranh này.
- Biết thiết kế: Nói như vậy có phải hơi thừa, tuy nhiên cần nhấn mạnh lại một điều ngoài kiến thức, đám mê yêu thích thì khả năng thiên phú, có năng khiếu nó sẽ là điểm cộng để bạn đạt được những thành công trong nghề.
- Sự sáng tạo, khả năng quan sát, tìm tòi, học hỏi cũng là yếu tố đòi hỏi nhà thiết kế nội thất phải có.
- Giao tiếp tốt: là một người sống ở ngành thời trang, bạn phải thực sự năng động, giao tiếp tốt, đừng ngại khen ngợi những sản phẩm đẹp và hỏi những gì bạn chưa biết.
Học ngành Thiết kế Nội thất ở đâu?
Tại khu vực phía Nam nói chung, tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, có các trường đại học đào tạo ngành Thiết kế Nội thất uy tín: Trường Đại học Kiến trúc Tp. HCM, Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM, Trường Đại học Văn Lang. Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyển các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với năng lực, kết quả học tập và kết quả thi THPT.
KHI BẠN LÀ SINH VIÊN THIẾT KẾ NỘI THẤT VĂN LANG
Điểm nổi bật của ngành Thiết kế Nội thất tại Trường Đại học Văn Lang là gì?
- Kiến thức tổ chức không gian, hình khối; vật liệu nội thất; cấu tạo kiến trúc; vật lý kiến trức (nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh,…); lịch sử văn hóa, văn minh nhân loại (phong cách Loius, Modern Art,…) và xu hướng thiết kế thế giới (thiết kế nội thất theo mùa…)
- Rèn kỹ năng thực hành đồ án môn học.
- Kỹ thuật thực hành tạo hình tại xưởng chế tác với hệ thống máy CNC, laser.
- Kỹ năng hợp tác trong hoạt động ngoại khóa (trại sáng tác, Lễ hội Hòa Sắc); phẩm chất để làm việc tương tác (cùng bộ phận kiến trúc, kỹ thuật, nhà cung ứng…); Kỹ năng tổ chức, triển khai công việc; phân tích, xử lý thông tin; thuyết phục đối tác qua các đồ án chuyên ngành.
Chương trình học ngành Thiết kế Nội thất đào tạo những gì?
- Kiến thức cơ sở ngành: (1) Cơ sở tạo hình trong bố cục và trang trí;(2) Kiến thức trang trí cơ sở ngành Nội Thất giúp nhập môn về màu sắc chất liệu và tư duy không gian; (3) Trang trí chuyên ngành Nội Thất liên quan đến ứng dụng cơ sở trong thiết kế; (4) Phương pháp sáng tạo giúp tư duy ý tưởng khi đặt vấn đề thiết kế; (5) Vật liệu ứng dụng thiết kế Nội thất; (6) Kỹ thuật thể hiện bản vẽ…
- Kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức về thiết kế nội thất các hạng mục công trình từ dân dụng đến các công trình công cộng. Hiểu biết các quy định trong thiết kế nội thất đối với từng thể loại công trình. Nắm được các yếu tố công năng, quy trình thiết kế, có kiến thức về giao thông, không gian, ánh sáng, vật liệu, trang thiết bị …, vận dụng ý tưởng thiết kế vào trong công trình một cách hợp lý.
- Kiến thức chuyên sâu qua thực hiện đồ án môn học: (1) Thiết kế nội thất nhà ở; (2) Thiết kế công trình giáo dục; (3) Thiết kế công trình thương mại; (3) Thiết kế công trình dịch vụ; (4) Thiết kế công trình Văn hóa; (5) Chiếu sáng nội thất; (6) Thiết kế công trình Văn phòng; (7) Chuyên đề Nội Thất; (8) Kiến trúc nội thất truyền thống: (9) Thiết kế trang thiết bị nội thất; (10) Thiết kế ngoại thất sân vườn….
- Thiết kế chiếu sáng nội thất, kết hợp sắp đặt, bài trí sản phẩm hàng hóa (năm thứ 3). Thiết kế chiếu sáng là kỹ năng rất quan trọng với người làm nghề nội thất. Ở Việt Nam, Văn Lang là một trong rất ít trường có môn học này.
Hoạt động phong trào của sinh viên ngành Thiết kế Nội thất tại Văn Lang?
- CLB Bam Club (cấp Khoa) : sân chơi nghệ thuật của sinh viên, đóng góp không nhỏ vào các hoạt động nghệ thuật cho Khoa.
- Học kỳ 1 mỗi năm, Khoa sẽ tổ chức chương trình truyền thống với tên gọi “ Hoà Sắc”. Đây là một trong những chương trình lớn và đầu tư bậc nhất ở Văn Lang, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ bạn bè các Khoa khác.
Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Thiết kế Nội thất?
Sau khi tốt nghiệp, những vị trí sau đây mà cử nhân ngành Thiết kế Nội thất có thể đảm nhiệm trong tương lai:
- Họa sĩ thiết kế không gian nội thất
- Họa sĩ thiết kế sản phẩm nội thất
- Họa sĩ tư vấn, giám sát TK nội thất
- Tư vấn viên về thiết kế và trang trí nội thất cho các công trình dân dụng, công nghiệp
- Tư vấn về đào tạo hoặc giảng dạy
- Freelance
- Tự khởi nghiệp
Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm hiện tại với Cử nhân Thiết kế Nội thất?
Theo ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, thiết kế nội thất nằm trong nhóm ngành kiến trúc xây dựng. Đây cũng là 1 trong 8 nhóm ngành “di chuyển” lao động giữa các nước trong khối ASEAN. Người học thiết kế nội thất có thể tham gia vào các công ty xây dựng, kiến trúc trong và ngoài nước hoặc độc lập trong thiết kế. Theo đó, mức lương sinh viên mới ra trường giao động từ 8-10 triệu đồng/tháng. Nếu giỏi ngoại ngữ thì mức lương cao hơn rất nhiều lần.
------------------------------------------------------------------------------------