Ngày nay, sinh viên đi học luôn mang theo tâm lý học vì điểm, vì con số đánh giá mà ai cũng cứ ngỡ rằng, đó là chiếc đinh sắt đóng cọc khả năng của bản thân, với khả năng mình đang có. Đôi khi chúng ta cũng không khỏi hay bắt gặp những sinh viên tự ép bản thân vào một cái khuôn định sẵn của một tư tưởng nào đó, mà mơ hồ không nhận ra được bản thân mình vốn đang làm gì trong suốt 4 năm Đại Học. Rõ nét nhất, là các bạn sinh viên Mỹ Thuật & Thiết Kế cũng không thể hình dung ra được các môn cơ bản trong 2 năm đầu, liệu có giúp ích gì cho mình trong tương lai? Đó hẵn là một dấu chấm hỏi lớn đối với sinh viên hiện tại. Nó cũng vô tình lấp đi ngọn lửa yêu mến và tiếp cận màu sắc và tư duy bố cục của sinh viên qua từng năm; đó cũng chính là căn nguyên khiến cho sinh viên khi có những tư tưởng lệch lạc, tiếp cận nhiều chiều và không có cơ hội tiếp xúc và trau dồi hoàn thiện hơn.
Thông qua chuyên đề của nhóm “Thích Là Vẽ”, sinh viên trong nhóm may mắn khi lần đầu được tiếp cận sâu sắc và đa chiều hơn đối với bộ môn Màu Nước. Cũng qua đó, sinh viên được hiểu nhiều hơn về chất liệu giấy, cọ, màu,..Chất liệu và dụng cụ là những vật không thể thiếu khi chúng ta thực hành màu nước, nhưng phải chăng, liệu chỉ cần cọ, giấy và màu thì chúng ta đã có một tác phẩm Artwork đầu tay. Kì thực, màu nước nó đòi hỏi chúng ta cao hơn như thế. Vốn dĩ trong đợt Workshop lần này, với chủ đề vẽ “Hoa” sinh viên của nhóm sẽ trực tiếp trải nghiệm các chất liệu giấy khác nhau; từ Canson Montval, Baohong cho đến Aquarelle; từ cọ lông Sóc cho đến cọ lông Sói,.. đương nhiên không thể không nhắc đến trùm cuối là 3 bộ màu nước đắt tiền đến từ vị trí thầy Giảng Viên Trần Phong. Với kinh nghiệm dày dặn, thầy giải đáp và hướng dẫn sinh viên của nhóm, một số mẹo cần lưu ý khi bắt đầu bắt tay vào làm 1 tác phẩm. Hơn nữa các thành viên sẽ được thoải mái thể hiện hết tất cả khả năng và được tùy ý sáng tạo trong tác phẩm của mình, dưới sự hỗ trợ và góp ý từ thầy. Vậy các bạn có thắc mắc tại sao không dùng cọ bình thường mà phải dùng cọ lông thú không? Tại sao không dùng các loại màu bột như bình thường, mà phải dùng đến các loại màu nước chuyên dụng như Whitenight, Lenin, Mijello hay cao tiền hơn là Holbein hay không? Tất cả đều được giải đáp kĩ lưỡng, và những kinh nghiệm được rút ra khi theo đuổi bô môn màu nước của thầy Phong, ai cũng thán phục với sự theo đuổi đam mê và khả năng của thầy. Buổi học thuật, là sự trao đổi các kĩ thuật của cô Lý và thầy Phong, về: khắc phục giấy quá ướt, kỹ thuật lấy màu, keo chan, phương pháp tạo mache từ muối và búng nước.
Trần Thanh Phong GG. Hồ Đặng Bạch Lý phụ trách giới thiệu và hướng dẫn các bạn trong suốt thời gian diễn ra workshop.
Tuy chỉ gói gọn trong 4 giờ đồng hồ trải nghiệm ngắn ngủi, nhưng phần đông rằng, các bạn sinh viên đang dần dần được tiếp cận với nhiều thể loại hội họa, nghệ thuật một cách đúng nghĩa; từ đó chúng ta có được cái nhìn chính xác hơn về loại hình nghệ thuật cứ ngỡ như dễ dàng này. Đồng thời, cũng cố những nền tảng kỹ thuật cơ bản trong màu nước. Qua đó sẽ giúp cho các bạn sinh viên có một cái nhìn tổng quan và phát huy những nét riêng biệt của bản thân trong tác phẩm của mình ở hiện tại và cả ở tương lai.
Workshop cũng thu hút sự quan tâm của rất nhiều thầy cô trong khoa quan tâm tham dự
… Và những quả ngọt của workshop, những tác phẩm hết sức ấn tượng của các bạn tham gia workshop
Cùng tự hào với những tác phẩm đáng yêu của mình thôi nè
Đỗ Ngọc Tố Trinh - SV Khóa 25, ngành Truyền thông số
Khoa Mỹ thuật & Thiết kế - Trường ĐH Văn Lang