Những điều cần lưu ý khi trang bị máy tính cho việc học nhóm ngành Thiết kế


Công tác thiết kế là một công việc đặc thù, cần sử dụng các phần mềm máy tính làm công cụ. Lựa chọn một chiếc laptop vừa phù hợp cho việc học tập online lẫn cài đặt các phần mềm đồ họa phục vụ cho ngành nghề đòi hỏi khá nhiều chi phí. Những chiếc máy có cấu hình kém sẽ không thể chạy phần mềm thiết kế một cách mượt mà được, thậm chí có những phần mềm từ chối hỗ trợ sử dụng trên những máy cấu hình thấp hoặc quá cũ.

Với sự phát triển khoa học công nghệ, ngày nay những máy tính với cấu hình và bộ vi xử lý mạnh mẽ có thể giúp các bạn sinh viên dễ dàng làm những công việc liên quan đến đồ họa máy tính. Vậy làm thế nào để chọn được một chiếc máy phù hợp với nhu cầu làm thiết kế đây?

Một số hiểu biết cơ bản về thông số cấu hình máy tính dành cho công tác thiết kế hiện nay 

  • CPU - có bộ xử lý Intel i7 hoặc i9 nếu chủ yếu sử dụng các phần mềm Adobe, đối với các phần mềm thiết kế 3D thì nên sử dụng bộ xử lý cao hơn, hoặc Xeon;
  • Bo mạch chủ - có bo mạch chủ hỗ trợ tối thiểu 32-64GB RAM hoặc càng cao càng tốt, hỗ trợ khả năng dễ dàng nâng cấp các linh kiện khác;
  • Card đồ họa (GPU) - bạn cần một card đồ họa mạnh mẽ, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng;
  • Ram – dung lượng tối thiểu từ 16GB-32GB;
  • Ổ đĩa - có ổ SSD cho Ứng dụng và hệ điều hành, có ổ cứng khác dung lượng từ 1TB-2TB để lưu trữ dữ liệu;
  • Power Supply – nên chọn nguồn công suất thực từ 600W trở lên;
  • Màn hình – Bạn hãy chọn những loại màn hình hiển thị tốt có độ chính xác màu sắc cao;

Phân tích những vấn đề cần quan tâm khi chọn máy tính thiết kế đồ họa chuyên nghiệp

 Để xây dựng cấu hình cho đồ họa 2D, 3D, render hay làm phim thì có rất nhiều cách chọn lựa khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu thực tế và quan trọng là mức chi phí mà chúng ta có thể bỏ ra để đầu tư cho việc trang bị một bộ máy tính hay một laptop là bao nhiêu. Trong khuôn khổ bài  này, khoa xin tổng hợp và chia sẻ một số thông tin cần lưu ý khi chọn cấu hình máy tính cho những người đang học tập và sẽ làm việc trong lĩnh vực thiết kế chuyên nghiệp.

CPU và Bo mạch chủ

Cần chọn những dòng CPU mạnh mẽ ổn định và nhanh nhất, xung nhịp càng cao thì càng tốt, có thể tham khảo sử dụng bộ xử lý mới nhất hiện nay như INTEL I7-10700, INTEL I7-10700K, INTEL I9-10850K, INTEL I9-10900, AMD Ryzen™ 7 3700X, AMD Ryzen™ 7 3800X,  AMD Ryzen™ 9 3900X, nếu có chi phí thì nên sử dụng INTEL XEON để mang đến hiệu năng tốt nhất để làm việc thiết kế đồ họa. Nên chọn bo mạch chủ có khả năng dễ dàng nâng cấp RAM, card đồ họa.

CPU là một trong những thành phần quyết định khả năng xử lý các tác vụ cho máy tính của bạn

Bộ nhớ RAM

Bộ nhớ RAM được coi là phù hợp với đại đa số người dùng là 16-32GB. Với các phần mềm thiết kế đồ họa 2D như Photoshop, Autocad, Sketchup thì RAM khoảng từ 8GB-16GB là ổn, còn các phần mềm 3D như 3Ds max, Lumion, Sketchup, Premiere, After Effects nên chọn RAM từ 16GB-32GB trở lên tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách của bạn. Lưu ý khi chọn RAM thì nên chọn RAM có BUS càng cao càng tốt, hãy chọn thông số tối đa mà bo mạch chủ có thể hỗ trợ và không chọn loại có thông số bus vượt quá khả năng hỗ trợ của bo mạch chủ. Đối với laptop cho thiết kế đồ họa thì cũng tương tự nên ưu tiên các loại bus RAM từ 2400Mhz trở lên khi chọn mua laptop.

Với các phần mềm thiết kế đồ họa 2D như Photoshop, Autocad, Sketchup thì RAM khoảng từ 8GB-16GB là ổn

Ổ đĩa lưu trữ

Nếu cần không gian lưu trữ nhiều thì bạn có thể chọn HDD có dung lượng từ 1TB trở lên và phải chọn thêm 1 ổ SSD (SSD PCIe - dung lượng nên từ 256GB trở lên) để tăng tốc thời gian khởi động máy cũng như phần mềm hệ thống và các phần mềm thiết kế đồ họa khác, tăng tốc độ truy xuất dữ liệu, mở các tập tin có dung lượng lớn; giảm độ trễ khi làm việc mang đến trải nghiệm tốt hơn khi làm việc. Chính vì những ưu điểm như vậy mà những ổ SSD có giá thành có hơn so với những loại HDD cùng dung lượng. Bạn cũng nên trang bị thêm một ổ cứng rời có dung lượng 2TB-4TB để chứa các dữ liệu phục vụ học tập của mình

Bạn nên lựa chọn các máy có ổ cứng SSD để tăng hiệu năng hoạt động của laptop

Card đồ họa

Nên chọn những lại card đồ họa NVIDIA để được có độ tương thích và hỗ trợ tốt hơn từ các nhà cung cấp phần mềm thiết kế đồ họa. Hoặc bạn cũng có thể lên trang web của các hãng phần mềm thiết kế đồ họa để xem những loại card đồ họa nào được khuyến nghị sử dụng để đưa ra các lựa chọn tốt nhất.

Nếu bạn đang cần tìm máy tính để sử dụng các phần mềm 3Dsmax, Vray, Sketchup, Lumion cho nhu cầu đồ họa 3d hoặc render, các phần mềm làm phim, video thì cần quan tâm đến việc lựa chọn card đồ họa vì những tác vụ có độ phức tạp lớn đòi hỏi tài nguyên lớn để xử lý nhanh chóng hơn, bên cạnh đó thì chất lượng sản phẩm tạo ra cũng sẽ cao hơn so với những cấu hình máy tính render hay máy tính đồ họa 3D chỉ sử dụng CPU để render. 

Hiện tại có thể chọn các loại card đồ họa như Quadro K2200, Quadro K5200, Quadro K620, Quadro K4200, Quadro K6000, Quadro P620 hoặc các loại NVIDIA GTX 1050, NVIDIA GTX 1060 6GB, NVIDIA GTX 1070, NVIDIA GTX 1080, NVIDIA GTX 1050 Ti,  NVIDIA GTX 1650 nếu bạn có thể bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư cho bộ máy tính thiết kế đồ họa mạnh và chuyên nghiệp; hoặc nếu có chi phí ít hơn thì bạn hãy chọn Nvidia GT 1030; hoặc các loại có mức giá trung bình như RX 460, RX 560.

Nên chọn những lại card đồ họa NVIDIA để được có độ tương thích và hỗ trợ tốt hơn từ các nhà cung cấp phần mềm thiết kế đồ họa

Màn hình

Nên chọn những màn hình có kích thước lớn vừa đủ cho công việc thiết kế đồ họa, độ phân giải Full HD trở lên để có độ phân giải cao và màu sắc chuẩn hơn. Đối với những người làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế và in ấn thì độ chính xác màu sắc là mối quan tâm lớn. Một số thương hiệu màn hình chúng ta có thể nghĩ đến đầu tiên đó là Dell, Asus, BenQ và HP vì những màn hình của các hãng này thường có độ sắc nét và độ chính xác màu sắc cao.

Nên chọn những màn hình có kích thước lớn vừa đủ cho công việc thiết kế đồ họa, độ phân giải Full HD trở lên để có độ phân giải cao và màu sắc chuẩn hơn

Chọn một cấu hình máy phù hợp với ngành học của bạn

Hiện nay có nhiều dòng máy khác nhau trên thị trường, các bạn có thể tham khảo thêm trên website của các hãng máy tính như Dell, HP, …

Đối với dòng máy Dell này cũng rất nhiều loại cấu hình khác nhau, tuỳ theo kinh tế của mỗi bạn sẽ có lựa chọn theo khả năng riêng, nhưng các bạn nên lưu ý mấy vấn đề sau khi mua máy laptop sử dụng cho việc học tập với các môn chuyên ngành sau này.

Cấu hình máy tính laptop cho sinh viên chuyên ngành Thiết kế Đồ họa và Thiết kế thời trang

Do đặc thù công việc nên để chọn máy tính làm thiết kế, chúng ta cần chú ý vào khả năng xử lý, khả năng hiển thị, bộ nhớ và khả năng đa nhiệm. Dựa vào đó sẽ có một số tiêu chí chọn dựa trên các thành phần sau của máy:

1/ CPU: Intel Core i5 hoặc i7;

2/ Bo mạch chủ: Hỗ trợ 16-32GB RAM, có khả năng nâng cấp RAM, card đồ họa rời;

3/ RAM: dung lượng từ 16-32GB, ít nhất cũng phải 8GB để đáp ứng đa nhiệm phần mềm;

4/ Ổ đĩa: nên có ổ SSD để chạy ứng dụng và hệ điều hành, ngoài ra ổ cứng nên có dung lượng lớn 1-2TB để lưu trữ dữ liệu;

5 Màn hình: lựa chọn màn hình kích thước đủ cho công việc, độ phân giải Full HD trở lên để hiển thị màu sắc được chuẩn hơn;

6/ Card đồ họa: nên chọn máy có card đồ họa rời để dễ dàng nâng cấp, với chi phí vừa phải thì nên chọn NVIDIA GT1030 hoặc các loại có mức giá trung bình như RX 460, RX 560;

Cấu hình máy tính laptop cho sinh viên chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số

1/ CPU: Intel® Core i7-8750H;

2/ RAM: 8GB trở lên, càng cao càng tốt;

3/ Ổ cứng SSD 512GB hoặc ít nhất phải là 256GB, nhớ kèm theo ổ HDD 1T để chứa dữ liệu nữa nhé;

4/ Màn hình 15.6 inch trở lên;

5/ Máy phải có Card rời, (Khuyên dùng: VGA nVidia Gefore GTX 1060 GDDR5 6GB);

Chú ýDo nhu cầu sau này chúng sẽ cài khá nhiều phần mềm (Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Premiere, Adobe After Effects, Maya, 3Dmax, Cinema 4D, Zbrush…)  để học nên lúc mua mình nên đổi luôn ổ SSD 256 hoặc 512GB

Một số thương hiệu cung cấp laptop có mức giá phù hợp với khả năng chi tiêu của bạn như Dell, Asus, HP, Lenovo...

Cấu hình máy tính laptop cho sinh viên chuyên ngành Thiết kế Nội thất

1/ CPU: Intel® Core i7-10700H

2/ RAM: tối thiểu 8GB trở lên.(có thêm khe cắm dự phòng để nâng cấp trong tương lai)

3/ Ổ cứng SSD tối thiểu 256GB, kèm theo ổ HDD 1T để chứa dữ liệu .

4/ Màn hình 15.6 inch, full HD, IPS

5/ Card đồ họa rời (Khuyên dùng: VGA nVidia Gefore GTX 1060 GDDR5 6GB)

Cấu hình máy tính laptop cho sinh viên chuyên ngành Thiết kế Công nghiệp

3/ CPU: Tối thiểu 3.3Ghz

4/ RAM: 8GB trở lên ( khuyến khích 16Gb)

5/ Ổ cứng SSD 512GB hoặc ít nhất phải là 256GB

1/ Màn hình 15.6 inch trở lên

2/ Máy phải có Card rời, TD:  (VGA nVidia Gefore GTX 1060 GDDR5 6GB)

6/ Cài đặt Windows 10 (64bit) hoặc mới hơn

Trong thực tế, các phần mềm cũng như phần cứng đều nâng cấp không ngừng qua mỗi năm, tất cả chúng ta phải chấp nhận rằng một chiếc máy bạn mua trong năm nay có thể sẽ không thể chạy các phần mềm đòi hỏi cấu hình cao của 4 năm sau. Bạn hãy xem nó là một thành phần trong chi phí đầu tư cho quá trình học tập và trưởng thành của bạn, đến thời điểm đó bạn đã có dư nguồn lực để nâng cấp lên một chiếc máy xịn sò hơn để tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình rồi.

Khoa Mỹ Thuật & Thiết kế - tổng hợp