Đồ án Decorative – bước chuẩn bị mở chuyên ngành Interior décor của ngành Thiết kế Nội thất


Decorative -Trang trí - lĩnh vực thuộc các loại hình nghệ thuật trang trí trong nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên khi nói đến trang trí ứng dụng thường hay nghĩ ngay đến các lĩnh vực mỹ thuật, thủ công, tạo tác các đối tượng mang tính thẩm mỹ cao có chức năng riêng.

Nghệ thuật trang trí trong kiến trúc và nội thất mang chất lượng thẩm mỹ rất cao bởi vì phục vụ chức năng nhu cầu tổ chức không gian sống cho con người. Nhiều người hiện nay chọn học để trở thành kiến trúc sư hay nhà thiết kế nội thất, các doanh nghiệp, tuyển dụng gọi họ là những designer (nhà thiết kế). Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghề nghiệp này thiết kế không gian này còn có chuyên ngành sâu đó là trang trí nội thất (interior decor). Ngành này nếu đào tạo thì có vẻ giống ngành thiết kế nội thất (interior design), nhưng xét về bản chất chuyên ngành thì sẽ có những điểm khác. Người học có thiên hướng tổng hợp được các loại phong cách trong trang trí, nhạy bén đề ra xu hướng ngôn ngữ tạo hình kết hợp với chất liệu. Đặc biệt là yếu tố chi tiết (detail) rất mạnh, người học phải tiếp cận thị trường đồ decor, furniture và hiểu biết càng nhiều càng tốt… Nhiều showroom nội thất hiện nay không chỉ bán sản phẩm furniture họ mở rộng và chuyên sâu vào lĩnh vực tư vấn thiết kế không gian, tư vấn trang trí và thi công không gian nội thất.

Trước thực trạng chung và xu hướng nghề thiết kế nội thất hiện nay, sinh viên ngành thiết kế nội thất trường đại học Văn Lang trong nhiều năm qua đã thực hiện bài trang trí không gian nội thất nhằm luyện tập tư duy, thực hành thi công tỉ lệ 1:1 để trang bị kiến thức làm hành trang khi ra trường hành nghề. Đồng thời ngành nội thất cũng đã theo dõi từ khoá 15 đến nay là khoá 24 nhằm mục đích định hướng trong tương lai mở chuyên ngành sâu về lĩnh vực trang trí nội thất – Interior decor.

Với kết quả bài tập cuối kỳ của khoá 24 nội thất vừa qua (bài triển lãm từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 12 năm 2019) đã chứng minh phần nào những thành quả mà thầy trò ngành thiết kế nội thất trường Văn Lang hướng đến mục tiêu. Đề bài yêu cầu trang trí mỗi góc không gian trong phạm vi 4m vuông, chiều cao tối đa 2m, được thể hiện tất cả các loại vật liệu, màu sắc và ánh sáng nhưng phải thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Không gian phải có bố cục đẹp, ấn tượng, tỉ lệ phù hợp và đúng, chất liệu hài hoà hay tương phản là do chủ đề không gian quyết định vì vậy nhiều bài đã gây sự độc đáo cao bởi câu chuyện chủ đề do sinh viên cảm hứng, tạo nên bố cục thú vị chưa thấy bao giờ…

Có thể phân nhóm một số bài tiêu biểu đạt kết quả cao, như nhóm bài trang trí màu sắc, nhóm chất liệu, nhóm biểu diễn ánh sáng và nhóm thể hiện thủ công khéo léo…

Nhóm đam mê màu sắc có tố chất mạnh mẽ, sắc màu rất nhiệt đới gây cảm xúc ngọt ngào. Từng mảng màu phối hợp cạnh nhau làm tăng hiệu quả sắc màu là do bởi các cặp màu bổ túc. Cách xử lý rất chắc tay ở cách dùng màu đỏ bậc một, nếu tô mảng sẽ rất nóng, giải pháp không gian này là yếu tố nét (thể hiện khung – khối ảo) làm cho màu đỏ trở thành điểm nhấn, nhẹ nhàng nhưng tràn ngập năng lượng. Cách xử lý tông màu tím phối với nền màu cam gây cảm xúc sáng tạo và huyền bí, rất ấn tượng với cách dùng mảng từ cong như chiếc lá từ từ mở dần lên tạo sự chuyển động trong không gian tĩnh - thật đúng với chủ đề “Sóng” mà sinh viên cảm hứng thiết kế

Chủ đề RESCUE: Sinh viên thực hiện: Phùng Vĩ Khang, Nguyễn Mai Ly, Trần Hồng Bảo, Dương Phụng Hoa, Nguyễn Tất Hưng, Vũ Hoàng Lam Khang, Nguyễn Hồ Lập Thu, Nguyễn Thị Như Ngọc. 
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Tường Quyên.

 Chủ đề SÓNG: Sinh viên thực hiện: Phan Nhật Quỳnh, Lê Bảo Thiên, Dương Thị Hiếu Thảo, Đinh trần Thành Đạt, Hoàng Nguyễn Nguyên Dung, Trương Thanh Bình, Tạ Thái Bội Tuyền.
Giảng viên hướng dẫn: Hồ Thị Thanh Nhàn

Nhóm cảm xúc chất liệu có lẽ khá vất vả trong việc chạy quanh khắp thành phố, tìm kiếm cho được những chất liệu thuộc về chủ đề mình sáng tạo. Một không gian Monster dành cho trẻ con, bố cục không gian là chiếc nôi màu xanh lá non có con mắt tròn của monster xung quanh những cánh cửa thần kỳ, có thể dẫn dắt đến một thế giới khác như trong truyện Đô-rê-mon…, đặt biệt phần sàn chất liệu gỗ được vẽ trang trí bức tranh monster rất đẹp và ấn tượng. Không gian đọc truyện tranh được lấy cảm hứng từ ngôi làng nhỏ bé của Xì-trum dành cho trẻ con. Chất liệu gỗ công nghiệp, gỗ tái sử dụng (reuse style) sinh viên kiến tạo thành không gian hai ngôi nhà nấm cao thấp, giữa sân là chiếc bàn tròn với kệ sách hình bút chì, trang trí xung quanh những chiếc đèn hình cây nấm, đặc biệt phía sau là vách gỗ ghép trên vách có những ngôi nhà bé bé xinh xinh nhấp nhô sau hai ngôi nhà nấm dùng để đồ kỷ niệm…

Chủ đề MONSTER INC: Sinh viên thực hiện: Đỗ Hải Ngân, Tạ Phương Uyên, Phạm Thị Thảo Vi, Phạm Phúc Bảo Ngọc, Nguyễn Ngọc Nhi, Nguyễn Thị Thuý Hân, Nguyễn Ngọc Minh Thi, Phạm Gia Tường.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Thái

Chủ đề XÌ TRUM VILLGAGE: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thảo Vân, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Mai Thảo, Lê Thanh Thảo, Trần hải Quỳnh, Huỳnh Mỹ Nghi, Nguyễn Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Bảo Châu.
Giảng viên hướng dẫn: Lê Long Vĩnh

Nhóm phù thuỷ ánh sáng, từng không gian họ đã bố trí rất hài hoà chức năng nội thất, nhưng không dừng lại ở đó các phù thuỷ này thăng hoa với ánh sáng. Ở không gian bathroom khu vực lavabo phong cách bán cổ điển, ánh sáng được hắt phía sau (cove light) làm cho hiệu quả chất liệu hai vách có vết rạn ấn tượng kỳ lạ, điểm nhấn là ánh sáng nến lung linh ấm áp với chiếc gương tròn lật mặt gây cảm giác mạnh nhưng có triết lý trong đó. Cũng trong không gian bath room nhóm sinh viên này chọn khu vực bồn tắm trông như đi spa, ánh sáng nến sàn ấm áp, êm dịu, cách cove light từ ba cách buồm trắng  gây cảm giác nhẹ nhàng, bồng bềnh trên biển, bên cạnh còn có hình trang trí chủ đề thổ dân ánh sáng khuyếch tán mờ mờ – làm liên tưởng như đang lạc trên một hòn đảo hoang gặp phải thổ dân

Chủ đề MEDUSA: Sinh viên thực hiện: Lê trình Hoài Tú, Chu Hà Hùng Long, Nguyễn Đoàn Hồng Phúc, Cao Đức Anh, Trần Thị Ngọc trân, Bùi Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Như Xuyên, Nguyễn Ngọc Phương Linh, Nguyễn Duy Mỹ Hiền.
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Tường Quyên.

Chủ đề HAWAII: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Vy Anh, Lữ Quỳnh Giao, Huỳnh Mộng Nghi, Huỳnh Như Ngọc, Nguyễn Thị Hương Ly, Trần Kim Phụng, Nguyễn Ngọc Phi Quỳnh.
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Tường Quyên.

Nhóm nghệ nhân thủ công, với đôi bàn tay khéo léo các bạn đã tự đan từng sợi dây sắc màu coastal rất điêu luyện. Chủ đề được cảm hứng từ bài "Lý kéo chài" thể hiện không gian đọc sách, nghỉ ngơi. Chiếc giường đờ-mi được tạo hình từ chiếc thuyền (Gió lên rồi căng buồn cho khoái, gác chèo lên ta nướng ngô khoai), có cánh buồn phía sau và hai cây chèo gác lên làm đầu giường. Chi tiết cánh buồn cũng được dùng dây màu đan thành mạng lưới rất kỹ thuật. Xung quanh là kệ gỗ, vỏ xe tái sử dụng biến hoá thành kệ sách, ghế thư giản, đặt biệt thảm lót sàn được may ghép từng mảnh vải khác màu nhưng tạo nên hoà sắc xanh của sông, biển trông rất đẹp mắt. Khác với kỹ thuật hand made đan dây, không gian retro, popart thư giản nghe nhạc chọn xu hướng khác. Chiếc ghế sofa đôi được ghép bởi các tấm mica/ acrylic trong suốt làm nổi bật phần nệm và gối. Tường dán giấy, kệ hand made, sàn thảm màu khác nhau…, tổng thể không gian là cảm xúc popart.

Chủ đề LÝ KÉO CHÀI: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Linh, Nguyễn Thị Bích Ngân, Bùi Huỳnh Diễm Oanh, Nguyễn Thị Thanh Phương, Nguyễn Minh Vĩnh Quang, Đỗ Nhật Trân, Đinh Trần Minh Thuận, Võ Hoàng Triết.
Giảng viên hướng dẫn: Lê Long Vĩnh

Chủ đề POPART: Sinh viên thể hiện: Trần Tiến Anh, Lê huỳnh Hiếu, Trương Kim Xuân Trang, Đặng Huỳnh Yên Khoa, Nguyễn Thuý Vy, Trần Lê Phương Linh.
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Bảo Cúc Phương

Có thể nói, trang trí không gian nội thất có nhiều xu hướng, nhiều chủ đề, nhiều chất liệu, màu sắc và chi tiết… Đòi hỏi nhà thiết kế phải có tố chất tư duy sáng tạo về không gian, sự xúc cảm nghệ thuật các câu chuyện cảm hứng vay mượn tử các loại hình nghệ thuật, khéo léo phối hợp chất liệu, màu sắc và am tường các detail trang trí… Đồ án trang trí nội thất – decoration project K24 – 2019  khép lại, nhưng lại mở ra nhiều ấp ủ và định hướng sắp tới cho ngành thiết kế nội thất. Bởi lĩnh vực thiết kế hay trang trí nội thất luôn biến chuyển và phát triển cùng thời đại không ngừng. Ở đâu có sự sống của con người ở đó có trang trí không gian nội thất./.

ThS. Lê Long Vĩnh 
Ngành thiết kế nội thất - Khoa Mỹ Thuật công nghiệp