Bản đặc tả CTĐT K26 - Phần B


Phần B. Thông tin chi tiết về chương trình

18. Bối cảnh của chương trình (các mối liên kết trong và ngoài nước của chương trình, sinh viên quốc tế)

Chương trình thiết kế Đồ họa được xây dựng trên quan điểm kết nối và hợp tác. Đối với các trường, các doanh nghiệp trong nước luôn có sự giao lưu, trao đổi. Tiếp cận được các nhu cầu cần tiết của doanh nghiệp về mặt nhân sự thiết kế, trao đổi về nhu cầu thị trường thực tế. Đối với các trường quốc tế luôn có sự học tập nhưng mô hình mới, theo kịp các xu hướng, thông qua các hạt động hội thảo quốc tế, workshop, triển lãm thường niên với các đối tác là các trường ĐH các nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Mianma, Italia…Hiện nay ngành thiết kê đồ họa của Văn Lang có chương trình hợp tác đưa sinh viên văn lang học tập, tham gia workshop ở Hàn Quốc.

19. Mục tiêu giáo dục của chương trình (PEOs) Một vài năm sau khi tốt nghiệp, người tốt nghiệp có thể:

- PEO 1: Thiết kế đồ hoạ một cách chuyên nghiệp và hiện đại, thể hiện đạo đức nghề nghiệp và tôn trọng sở hữu trí tuệ.
- PEO 2: Đam mê sáng tạo và giải quyết vấn đề, luôn phấn đấu để vượt qua các rào cản và thách thức của nghệ thuật thiết kế đồ hoạ.
- PEO 3: Lãnh đạo nhóm làm việc đa chức năng, tôn trọng sự khác biệt và sự đa dạng trong văn hoá và luôn hướng đến việc nâng cao trình độ thẩm mỹ của con người, làm việc vì lợi ích của cộng đồng và xã hội.

20. Đối sánh quốc gia, quốc tế: (Đối sánh với các chương trình quốc gi và quốc tế, các chuẩn quốc tế như AACSB, ABET, NASAD, AHLEI…)

- Các chương trình nước ngoài: HanDong University (KOREA), KookMin University (KOREA), Ming Chi University ( Đài Loan), Chương trình cử nhân Thiết kế đồ họa của RMIT University (Australia), Glasgow School of Art (UK), California Institute of the Arts (USA) Graphic Design
- Các đại học trong nước: Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kiến Trúc Tp. HCM

21. Kết quả học tập mong đợi của chương trình (PLOs) - Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể:

Kiến thức

PLO1: Áp dụng các kiến thức về khoa học xã hội, chính trị, luật pháp, vào ngành Thiết kế đồ hoạ.

1.1 Áp dụng các kiến thức về khoa học xã hội (văn hóa, mỹ học) vào ngành Thiết kế đồ hoạ.
1.2 Áp dụng các kiến thức về chính trị, luật pháp vào ngành Thiết kế đồ hoạ.

PLO 2: Phát triển ý tưởng thiết kế dựa trên nền tảng kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề thực tiễn của Thiết kế đồ họa.

2.1 Đưa ra các ý tưởng phục vụ cho thiết kế phù hợp với bối cảnh.
2.2 Vận dụng các phương pháp thiết kế tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

PLO 3: Thiết kế các sản phẩm đồ hoạ phục vụ cho truyền thông và thể hiện tính thẩm mỹ.

3.1 Xác định các yếu tố trong hệ thống thiết kế như các mục đích truyền thông, quảng cáo về hình ảnh, biểu tượng, loại, màu, mẫu...
3.2 Áp dụng các phương pháp thiết kế đồ họa thể hiện một cách hiệu quả ý tưởng thiết kế.

Kỹ năng

PLO 4: Phối hợp với nhóm cả trong vai trò là một nhà lãnh đạo hay một thành viên trong nhóm.

4.1 Lập kế hoạch làm việc của nhóm một cách khoa học.
4.2 Phối hợp làm việc với nhóm một cách hiệu quả.

PLO 5: Giao tiếp bằng lời nói, văn bản, đa phương tiện với các bên liên quan; đạt chuẩn tiếng Anh theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.

5.1 Giao tiếp hiệu quả bằng lời nói, văn bản, đa phương tiện với các bên liên quan.
5.2 Sử dụng tiếng Anh đạt trình độ B1, giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan

PLO 6: Sử dụng công nghệ hiện đại phục vụ các công việc thuộc lĩnh vực thiết kế đồ hoạ.

6.1 Sử dụng thành thạo các công cụ kỹ thuật số hỗ trợ truyền thông và xây dựng hình ảnh.
6.2 Vận dụng phù hợp các công nghệ in ấn xuất bản các sản phẩm thiết kế đồ họa.
6.3 Sử dụng thành thạo các phần mềm công nghệ chuyên ngành thiết kế đồ họa và các phần mềm hỗ trợ khác.
6.4 Sử dụng thành thạo CNTT khai thác, lưu trữ và truy xuất dữ liệu về quản lý thiết kế.


PLO 7: Vận dụng những kỹ năng hội họa cơ bản và những kỹ năng chuyên sâu về thiết kế đồ họa vào sản phẩm thiết kế.

7.1 Vận dụng thành thạo những kỹ năng hội họa cơ bản vào sản phẩm thiết kế.
7.2 Vận dụng thành thạo những kỹ năng thực tế về thiết kế đồ họa vào sản phẩm thiết kế.
7.3 Vận dụng thành thạo những kỹ năng chuyên sâu về thiết kế đồ họa vào sản phẩm thiết kế.

PLO 8: Thực hiện các nghiên cứu về lĩnh vực thiết kế đồ họa dựa trên việc vận dụng các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phù hợp

8.1 Lựa chọn phương pháp khảo sát, nghiên cứu phù hợp với mục tiêu.
8.2 Áp dụng các cách tiếp cận phù hợp trong quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin.
8.3 Đưa ra các kết luận phù hợp dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu.

Thái độ

PLO 9: Giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, thực hiện trách nhiệm xã hội về nâng cao cảm thụ thẩm mỹ cho con người.

9.1 Giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.
9.2 Thực hiện trách nhiệm xã hội về nâng cao cảm thụ thẩm mỹ cho con người.

PLO 10: Định hướng tương lai rõ ràng và sẵn sàng học tập suốt đời.

10.1 Đề ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho việc phát triển sự nghiệp.
10.2 Sẵn sàng học tập để nâng cao năng lực và phát triển bản thân khi có cơ hội.

-----------------------------------------

Bản đặc tả chương trình đào tạo K26

Phần A. Thông tin cơ bản/Tuyển sinh

Phần B. Thông tin chi tiết về chương trình

Phần C. Dạy và học chương trình

Phần D. Điều kiện của chương trình

Phần E. Điều chỉnh và cập nhật

Phụ lục


© 2024 Khoa Mỹ thuật & Thiết kế - Trường Đại học Văn Lang